top of page

Google Ads là gì? Vì sao nên chọn hình thức quảng cáo này ?

  • Writer: Phuc Rio
    Phuc Rio
  • Oct 13, 2020
  • 9 min read

Google Adword hay còn gọi là Google Ads không còn là cái tên xa lạ trong giới Marketing. Nhưng đối với các bạn Newbie thì chắc các bạn còn xa lạ với các thuật ngữ SEO,SEM,etc.

Bài viết này hi vọng các bạn nắm được các thuật ngữ cơ bản và giải đáp thăc mắc Google Ads là gì? Vì sao chúng ta nên chọn loại hình quảng cáo này? Xem tham khảo và thực hành ngay nhé!

1. Google Ads là gì?



Google Ads là chương trình quảng cáo trực tuyến của Google. Thông qua Google Ads, bạn có thể tạo quảng cáo trực tuyến để tiếp cận mọi người chính xác tại thời điểm họ quan tâm đến các sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp.


Theo khái niệm bản thân:


Google Adwords (Ads) là website bạn sẽ được hiển thị trên kết quả công cụ tìm kiếm của Google mà không cần SEO từ khoá. Tức là bạn phải trả tiền cho Google để họ cho website bạn hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google.


Ví dụ: bạn vào Google và tìm sản phẩm cần mua như mình cần mua Tai nghe thì mình đánh từ khóa "mua tai nghe". Lúc này Google sẽ đưa ra hàng loạt các kết quả có chứa từ khóa " tai nghe" hay "mua tai nghe". Như các bạn thấy từ khóa này có khoảng 118.000.000 kết quả trong vòng ( 0,57 giây). ( Hình 1)


Nhưng bạn chú ý các website có ký hiệu Quảng Cáo (QC) hay Ad đây chính là các website đang bỏ tiền chạy quảng cáo Google Adwords. Dấu hiệu nhận biết là có chữ (QC) hay Ad

đầu đường link website.


Còn những trang web bên dưới tức là họ dùng kỹ thuật SEO từ khoá để hiển thị website ở

Google chứ họ không bỏ tiền ra chạy quảng cáo nên nó không có màu xanh xanh đó.


2. Các dạng quảng cáo Google Ads


Google Ads hiện tại có 6 dạng quảng cáo chính:


1.Quảng cáo tìm kiếm Google Search

Hay còn gọi là quảng cáo tìm kiếm => tiếp cận đến những người tìm kiếm từ khóa trên Google. Có nghĩa là bạn đã có một bài quảng cáo trên google và có từ khóa riêng cho quảng cáo đó. Lúc này mẫu quảng cáo mà bạn đã thiết lập sẽ hiển thị đến người dùng khi họ tìm kiếm 1 từ khóa nào đó. Google sẽ ưu tiên lên tới 4 vị trí hiển thị quảng cáo.


2. Google Display Network (GDN)


Là loại hình quảng cáo giúp tăng độ nhận diện thương hiệu và bám đuôi khách hàng hiệu quả thông qua các banner hiển thị trên các website nằm trong mạng lưới đối tác của Google.


Quảng cáo ở những banner này sẽ có mối liên quan đến hành vi sử dụng những sản phẩm Google của khách hàng. Liên quan đến nội dung website mà khách hàng đang truy cập hoặc là những sản phẩm mà khách hàng đã từng truy cập, quảng cáo sẽ bám đuôi theo bạn đến cùng trời cuối đất


Như vậy, Google Display Network có công dụng tốt trong việc gợi nhớ thương hiệu, kích thích tò mò và nhắc nhở khách hàng về sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm. Nhưng có khi làm chúng ta khó chịu vì nhiều khi chúng ta xem một sản phầm nào đó tại 1 trang web bất kỳ ,nhưng chúng ta chưa mua chỉ có ý định là xem thôi. Thì xác định nó sẽ còn dai hơn người yêu bạn đu bám riết mắc mệt hà.


3. Video Youtube Ads


Bạn có biết Youtube cũng là sản phẩm của Google với lượng người dùng đông đảo, đây là mạng lưới chia sẻ video lớn nhất hiện nay và chưa có dấu hiệu bị soán ngôi bởi những ông lớn khác. Chính vì thế Google cũng không bỏ qua việc khai thác quảng cáo ở đây và bạn cũng khó mà thoát khỏi.


Video Ads xuất hiện khi bạn vừa nhấp vào video đang xem thì nó hiện ra hoặc trong khi đang xem ngon lành một video nào đó nó lại hiện ra, bạn có thể Skip hoặc có những video mà bạn phải xem hết nó mới cho bạn coi tiếp.


Thậm chí , Quảng cáo Video Ads cũng xuất hiện khi người dùng tìm kiếm từ khóa trên Youtube:


Hay trên Youtube feed giao diện điện thoại:

4. Gmail Ads

Gmail Ads là dạng quảng cáo tiếp theo từ Google, đặc biệt phát huy tác dụng với những sản phẩm/dịch vụ tầm trung & đắt tiền mà những dạng này xuất hiện trong mục Promotion/ Social . Tuy nhiên, với những người hay check mail thường xuyên do tinh chất công việc thì sẽ thấy nhiều lắm.


Ví dụ: Bất động sản,Bảo hiểm,Thẩm mỹ viện,Xe cộ,Trang sức,Khóa tập gym,Khóa học tiếng Anh, sản phẩm số Du lịch/nghỉ dưỡng


5. Google Shopping Ads

Google Shopping đang là xu hướng quảng cáo cho những doanh nghiệp, cá nhân có website trực tuyến (online store) hay thương mại điên tử.


Đây là sản phẩm mà Google xây dựng với quyết tâm trở thành nền tảng mua sắm trực tuyến với trải nghiệm tìm kiếm & mua hàng không thua kém các trang thương mại điện tử hàng đầu như Amazon, Ebay… Cho nên Google ưu tiên vị trí hiển thị đầu tiên cho loại hình quảng cáo này:

Dễ nhìn nhất là khi bạn tìm từ khóa "giay thể thao" hay "mua giày sneaker". thì kết qủa Google hiển thị ra các trang web online đang bán.


6. Tiếp thị lại với Re - Marketing List


Để hỗ trợ quảng cáo bạn hiệu quả hơn, Google cho phép bạn tạo re-marketing list để tiếp thị lại những người đã:


- Ghé thăm trang web của bạn

- Sử dụng app của bạn

- Xem video Youtube mà bạn upload

- Tệp email list bạn sở hữu… cùng nhiều tùy chỉnh khác.


Trong paid traffic nếu bỏ qua tiếp thị lại (remarketing) thì đã bỏ lỡ gần 50% lượng sale có thể đạt được.


Phân biệt Google Adwords và SEO từ khoá


Google tính phí theo lượt click vào quảng cáo, chứ không tính lượt hiển thị. Nếu khách hàng bấm vào quảng cáo của bạn, bạn mới phải trả tiền cho Google, còn họ chỉ nhìn thấy quảng cáo thôi thì bạn không mất tiền.


Bạn chắc chắn đã từng nghe đến thuật ngữ SEO từ khoá khi làm việc với Google.

Nói cho dễ hiểu:


- Chạy quảng cáo Google Adwords: bạn phải trả tiền để hiển thị website lên các top đầu của Google. (Phải trả tiền)


- SEO: bạn không cần tốn tiền nhưng vẫn hiểu thị được website lên kết quả tìm kiếm của Google. (Miễn phí)


Chạy quảng cáo Google Adwords, bạn chỉ cần thiết lập quảng cáo xong là 5 phút sau website của bạn đã hiển thị trên kết quả tìm kiếm của Google ở nhóm quảng cáo.


Còn với SEO, bạn phải mất từ 6 tháng đến 1 năm (nếu bạn có kỹ năng SEO tốt), thì website của bạn mới hiển thị được trên các TOP đầu của Google.


Với SEO, chỉ là bạn sẽ phải bỏ ra công sức nhiều hơn để viết nội dung cho website các nội dung liên quan có từ khóa liên quan đến website của bạn, xây dựng backlinks, tối ưu đủ thứ để website có thể đứng ở top đầu trong kết quả tìm kiếm của Google. Nó là cả một quá trình lâu dài và vững chãi, hết sức kiên nhẫn moi tim nặn óc mà viết. Nhưng rồi sẽ có một ngày vinh quang sẽ về với nổ lực của bạn. Khi bạn SEO thành công một từ khoá nào đó lên TOP Google, thì website bạn sẽ ở thứ hạng đó mà không cần biết một xu nào cả.


Còn khi chạy Google Adwords, website của bạn sẽ vào tình thế “còn tiền là còn xuất hiện”, nếu bạn không có tiền trả cho Google, thì nó không cho bạn xuất hiện nữa. Bởi vậy cái nào cũng có cái giá của nó hết.



3. Vì sao Google Ads hiệu quả?


Bạn có biết không có 1 nền tảng nào có thể biết rõ nhu cầu khách hàng hiện tại như Google Ads. Google hiểu rõ điều đó không chỉ qua tìm kiếm, mà còn thông qua hành vi sử dụng sản phẩm khác như: Youtube, Gmail, Chrome,…


Với kho dữ liệu thu thập thông tin & hành vi người dùng khổng lồ của Google, quảng cáo đương nhiên sẽ được hiển thị đến các đối tượng rất liên quan đến từ khóa mà bạn đã thiết lập. Với hệ sinh thái các dạng quảng cáo hiện có của Google Ads, nhà quảng cáo gần như có thể phủ sóng được mọi nơi có đối tượng tiềm năng xuất hiện. Cho nên mình có nói đã lọt vào lưới Google thì có chạy đằng trời cũng không thoát.


4. Chạy quảng cáo Google Adwords tính phí như thế nào ?


Chạy quảng cáo Google Adwords chỉ tính phí khi có khách hàng nhấn vào quảng cáo của bạn nhưng không bấm vào, bạn cũng không mất tiền cho Google. Hay bạn còn nghe là Cost Per Click CPC.


Khác với quảng cáo Facebook, Facebook là họ tính phí dựa theo lượt hiển thị. Không cần biết khách hàng có click vào quảng cáo của bạn hay không, chỉ cần quảng cáo của bạn hiển thị là đã bị tính tiền.


Bạn có thể xem hình minh hoạ dưới đây về từ khóa "Bếp nướng điện".


Bạn có thể thấy giá của mỗi lượt click vào quảng cáo mà Google thống kê cho bạn.Với từ khoá bếp nướng điện – giá click thấp nhất là khoảng 450đ/click, cho đến giá cao nhất là 3.007đ/click.


Ở thời điểm cạnh tranh cao nhất, bạn có thể mất 3000đ có một lượt click nếu bạn muốn quảng cáo của bạn xuất hiện ở đầu trang. Cho nên khi làm cái nghiên cứu từ khóa và giá Click bạn nên tổng hợp lại và căn chỉnh cho phù hợp với ngân sách.


5. Nên bắt đầu với loại quảng cáo nào?


Bạn là Newbie trong ngành SEO và chạy Google Ads thì có 2 loại quảng cáo bạn nên bắt đầu.


Quảng cáo tìm kiếm Google Search Ads

Quảng cáo mạng hiển thị Google Display Network


Để tiết kiệm chi phí, bạn nên chạy quảng cáo tìm kiếm trước, sau đó tiếp thị lại khách hàng với mạng hiển thị. Có nghĩa là ban đầu bạn chưa hình dung được chân dung khách nagf mình ra sao? cho een bạn phải tự thân vận động tìm kiếm từ khóa, cân nhắc lựa chọn chi phí.

Hoặc nếu bạn có ngân sách lớn, có thể chạy GDN ( banner) trên diện rộng để phủ nhận diện thương hiệu thì có thể chạy song song nhiều hình thức cùng lúc. Chẳng hạn nhiều brand lớn chạy Gmail Ads rất mạnh. Nhưng mình khuyên các bạn với những nguồnngân sáchhạnhẹp , mình khuyến nghị chỉ nên tiếp cận với quảng cáo tìm kiếm để tìm về những khách hàng đầu tiên. Sau đó mới mở rộng thử nghiệm những loại quảng cáo khác.


6.Landing page rất quan trọng trong Google Ads


Bạn hình dung landing page như này cho dễ. Bạn muốn quảng cáo sản phẩm của bạn tới khách hàng.Bạn áp dụng tất cả các kênh quảng cáo để lôi kéo, rủ rê, mời chào, rao bán tới khách hàng có nhu cầu mua hàng về nhiều nhất.


Mình gọi các kênh quảng cáo mà bạn dùng công cụ lôi kéo. Sau khi bạn lôi kéo họ về rồi thì Landing Page là một nơi để bạn chứng tỏ cho họ thấy sản phẩm của bạn tuyệt vời ra làm sao? Và họ có quyết định mua hay không là tại thời điểm này.

Cho nên để chạy quảng cáo bạn cần có chổ để chứa những gì tinh túy nhất để khoe với họ là sản phẩm tôi là tốt nhất, bạn không sỡ hữu nó là điều đáng tiếc bla bla. Cho nên để chạy quảng cáo bạn cần có chổ để chứa những gì tinh túy nhất để khoe với họ là sản phẩm tôi là tốt nhất, bạn không sỡ hữu nó là điều đáng tiếc bla bla.

Cụ thể hơn bạn có thể thấy Landing page chuẩn, đẹp, sang khi bạn vào các dự án Bất Động Sản, Xe hơi, Nhà cửa,...




Vậy sau khi thiết lập quảng cáo xong thì Google đánh giá quảng cáo đó như nào chúng ta cùng tìm hiểu bên dưới


7. Cách Google xếp hạng quảng cáo Quality Score, Adrank


Khi tìm hiểu sâu về Google Ads hơn 1 chút, bạn cần quan tâm cách mà Google xếp hạng quảng cáo. Từ đó tối ưu mọi thứ phù hợp với tiêu chuẩn của Google.Về vấn đề này, bạn cần làm quen với 2 thuật ngữ: Quality Score & Adrank.


Quality Score

Đây là điểm thể hiện mức độ đánh giá của Google được tính trên thang điểm 1-10. Cho biết quảng cáo của bạn có chất lượng đối với tìm kiếm của người dùng hay không?

3 yếu tố tạo nên điểm chất lượng:


Tỷ lệ nhấp chuột vào quảng cáo của bạn (CTR)

Độ liên quan của quảng cáo với truy vấn người dùng (Ad Relevance)

Trải nghiệm người dùng trên trang đích ( Landing page)


Adrank

Là điểm xác định vị trí mà quảng cáo của bạn sẽ hiển thị ở trang kết quả tìm kiếm, được tính theo công thức:


Adrank = CPC Bid x Quality Score


CPC Bid: Giá thầu tối đa mà bạn sẵn sàng chi trả

Quality Score: Điểm chất lượng.


Cách Google xếp hạng quảng cáo

Google xếp hạng quảng cáo dựa theo Adrank, điểm Adrank càng cao thì bạn sẽ được xếp hạng càng cao. Mà để có điểm Adrank cao, bạn phải bid giá cao.( Bạn có tiền mọi thứ để g

oogle lo).


Nếu không thể bid giá cao thì bạn phải có điểm chất lượng quảng cáo tốt.( Tối ưu hóa landing page, mang lại giá trị cho người dùng khi tìm quảng cáo đó ) nhưng cái gì tự nhiên sẽ tốt hơn nhân tạo bạn à. Google thích cái này hơn.

Comments


bottom of page